Lễ hội Bến_Tre

  • Lịch sử phát triển
    dân số
NămDân số
19951.281.800
19961.286.800
19971.291.400
19981.294.700
19991.299.100
20001.297.900
20011.294.900
20021.289.000
20031.282.800
20041.277.600
20051.273.200
20061.269.300
20071.264.800
20081.259.600
20091.256.100
20101.256.700
20111.257.800
20171.226.349
20191.288.463
Nguồn:[29]

Có hai lễ hội lớn ở Bến Tre là hội đình Phú LễLễ hội nghinh Ông.[30]

Đình Phú Lễ ở ấp Phú Khương xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thờ Thành hoàng Bổn Cảnh. Hàng năm lễ hội đình Phú Lễ diễn ra 2 lần: lễ Kỳ Yên vào ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch để cầu cho mưa thuận, gió hòa và lễ Cầu Bông vào ngày 9, ngày 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, người đã có công khai khẩn giúp dân trồng trọt. Đêm có hát bội và ca nhạc tài tử.

Lễ hội nghinh Ông là lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến Tre. Hàng năm vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình đền hay miếu của các xã thuộc huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, mở lễ hội này. Trong ngày hội tất cả tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống. Ngày 18 tháng 7 năm 2016, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Bình Đại tổ chức Lễ công bố di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Lễ hội Nghinh ông Nam Hải ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại.[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bến_Tre http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/giam-doc-cong-... http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Kinh-nghiem... http://mekongriver.org/bentre.htm //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Nam-2012-Ben-Tre... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://books.google.com.vn/books?id=ViCe1gy6-gcC&p... http://www.sotuphap.bentre.gov.vn/tin-hoat-dong/ph... http://www.bentre.gov.vn/